Nhiều thương hiệu ô tô Trung Quốc tìm cách chinh phục khách hàng Việt

  • Thành Auto
  • 783 lượt xem

Từng có thời điểm “xe tàu” trở nên sôi động tại Việt Nam, tuy nhiên trong khoảng thời gian 2 năm trở lại đây khá im hơi lặng tiếng. Mới đây, loạt thương hiệu ô tô Trung Quốc đang có ý định tìm cách quay lại thị trường ô tô lớn thứ 4 Đông Nam Á, quyết chinh phục những khách hàng Việt khó tính. 

Gần đây nhất là ngày 18-2-2023, TMT Motors và liên doanh GM-SAIC-Wuling đã trở thành đối tác chiến lược. Theo đó, TMT Motors được uỷ quyền là đơn vị độc quyền lắp ráp các dòng ô tô của thương hiệu Wuling tại Việt Nam

Nhiều thương hiệu ôtô Trung Quốc nhắm mục tiêu chinh phục thị trường Việt Nam.
Nhiều thương hiệu ôtô Trung Quốc nhắm mục tiêu chinh phục thị trường Việt Nam. Ảnh: Xe Wuling HongGuang Mini EV sắp bán tại Việt Nam

Wuling HongGuang Mini EV sẽ là mẫu ô tô điện thương hiệu Trung Quốc được lắp ráp bởi TMT Motors. Đây hiện là mẫu xe điện bán chạy nhất thế giới 3 năm liền (2020, 2021 và 2022) với hơn 1,11 triệu xe bán ra, vượt mặt cả những mẫu xe điện đình đám của nhà Tesla.

Không chỉ Wuling, nhiều thương hiệu ô tô Trung Quốc khác đang lên kế hoạch quay trở lại thị trường Việt Nam đang có rất nhiều tiềm năng phát triển. Đây là tin vui bởi khách hàng Việt sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn, tuy nhiên thách thức với các mẫu “xe tàu” không hề nhỏ khi đã trải qua nhiều lần thất bại.

Ngày càng có nhiều ô tô Trung Quốc nhập về Việt Nam

Trong năm 2022, Việt Nam nhập khẩu nguyên chiếc 17.340 ô tô Trung Quốc với tổng kim ngạch hơn 714 triệu USD, số liệu tham khảo từ Tổng cục Hải quan. 

Con số trên rõ ràng “khiêm tốn” hơn các nước trong khu vực như Indonesia (72.671 xe, tổng kim ngạch 1,053 tỷ USD) hay Thái Lan (72.032 xe, tổng kim ngạch 1,429 tỷ USD).

Dù vậy lượng “xe tàu” nhập khẩu đã cải thiện so với nhiều năm trước, Trung Quốc còn là quốc gia đứng thứ 3 (sau Indonesia và Thái Lan) cung cấp nhiều ô tô nhất cho Việt Nam.

Các ông lớn Trung Quốc tìm cách quay lại thị trường Việt Nam

Trong năm 2022, thị trường ô tô Việt Nam đạt tổng doanh số 404.635 xe, tăng trưởng 33% so với năm 2021 theo số liệu từ báo cáo của Hiệp hội các Nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA).

Thành tích năm 2022 đã giúp Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ ô tô lớn thứ 4 trong khu vực (sau Malaysia, Thái Lan và Indonesia). Do đó, các ông lớn Trung Quốc xem Việt Nam là thị trường tiềm năng lớn cũng là điều dễ hiểu. 

Hiện đã có nhiều thương hiệu ô tô Trung Quốc cho tiến hành xây dựng nhà máy sản xuất tại Việt Nam, tìm kiếm các đối tác phân phối uy tín. Với lợi thế giá bán rẻ, mẫu mã đa dạng, “hàm lượng” option khủng, các ông lớn Trung Quốc kỳ vọng sẽ trụ vững tại nước ta ở lần quay trở lại này. 

Thương hiệu Chery sắp quay lại Việt Nam với loạt xe mới
Thương hiệu Chery sắp quay lại Việt Nam với loạt xe mới

Bên cạnh Wuling, còn có 2 thương hiệu Chery, Haima xác nhận chính thức sẽ quay trở lại thị trường Việt Nam. Các thương hiệu khác dù chưa công bố nhưng đã có những động thái rõ ràng. Điển hình như tập đoàn ô tô BYD hồi đầu năm đã đầu tư khoảng 250 triệu USD cho nhà máy tại Việt Nam.Haval H6 của GWM cũng đã thông báo ra mắt vào quý 3 năm nay.

“Xe tàu” vẫn còn nhiều rào cản

Không thể phủ nhận “xe tàu” có rất nhiều lợi thế, dù có giá bán rẻ nhưng lại sở hữu thiết kế đẹp mắt, giàu công nghệ không thua kém gì xe sang tiền tỷ. Với số tiền bỏ ra, khách hàng nhận lại nhiều trải nghiệm tuyệt vời, không thể tìm thấy ở các mẫu xe cùng tầm giá.

Tuy nhiên “xe tàu” lại mắc một nhược điểm lớn nhất chính là thiếu độ bền bỉ. Các tính năng công nghệ dễ dàng chập chờn trong quá trình sử dụng. Thêm vào đó, các hãng xe Trung Quốc rất ít đại lý, thông thường chỉ có 1-2 chi nhánh khiến việc bảo trì, sửa chữa, thay thế phụ tùng sẽ rất khó khăn cho khách hàng. 

Chưa kể, các thương hiệu ô tô Trung Quốc thường không kinh doanh tại Việt Nam quá lâu khiến khách hàng có cảm giác như bị “đem con bỏ chợ”. Lúc này khách hàng sẽ phải mang xe ra các gara bên ngoài để làm dịch vụ.

Nhiều thương hiệu ô tô Trung Quốc tìm cách chinh phục khách hàng Việt
Xe ô tô Trung Quốc rất khó tìm kiếm phụ tùng gây khó khăn trong quá trình sửa chữa.

Tuy nhiên theo chia sẻ từ nhiều chủ gara, xe ô tô Trung Quốc rất khó tìm kiếm phụ tùng gây khó khăn trong quá trình sửa chữa. Khách hàng phải đợi khá lâu để hàng nhập về, gây bất tiện trong quá trình sử dụng.

Bên cạnh đó, các mẫu “xe tàu” khi bán lại thường bị lỗ rất nhiều, thậm chí không có ai mua vì phần đông khách hàng Việt không có sự tin tưởng.  

Trong khi đó các thương hiệu lớn như Toyota, Hyundai, Honda dù với cùng tầm tiền, giá trị khách hàng nhận lại không quá nhiều như “xe tàu” nhưng lại mang đến sự yên tâm về độ bền bỉ, tính thanh khoản cao, đại lý phủ khắp cả nước tạo điều kiện để bảo trì, sửa chữa thay thế phụ tùng dễ dàng hơn. 

Cơ hội nào cho ô tô Trung Quốc? 

Dù tồn tại nhiều bất cập nhưng cơ hội cho xe ô tô Trung Quốc không phải không có nếu chứng minh được chất lượng, đồ bền bỉ theo thời gian. Bên cạnh đó, các thương hiệu phải mở rộng cái đại lý trên cả nước và hoạt động tại Việt Nam một thời gian dài để tạo sự tin tưởng cho khách hàng.

Tham khảo xe điện cỡ nhỏ Vinfast VF3 2024

Bạn đọc đánh giá

5/5 (1 đánh giá)

Đánh giá của bạn

Tin liên quan